Tìm hiểu về tấn công DDoS
Trước tiên, cần phải hiểu rõ bản chất của các cuộc tấn công DDoS. Một cuộc tấn công DDoS xảy ra khi kẻ tấn công làm quá tải hệ thống mạng của một tổ chức bằng một lượng lớn lưu lượng truy cập không hợp lệ, với mục tiêu làm nghẽn hệ thống và không thể phục vụ các yêu cầu hợp lệ từ người dùng. Các cuộc tấn công DDoS có thể nhắm vào nhiều lớp khác nhau của mô hình OSI, trong đó phổ biến nhất là các cuộc tấn công ở lớp 3 (Mạng) và lớp 4 (Giao vận).
Cuộc tấn công DDoS tại lớp 3 thường nhắm vào băng thông mạng của hệ thống, làm hệ thống gián đoạn hoạt động bởi vì các gói tin dữ liệu không hợp lệ, dẫn đến tình trạng nghẽn mạng. Trong khi đó, tại lớp 4, các cuộc tấn công thường nhắm vào việc làm ngập các giao thức truyền tải như TCP hoặc UDP, khiến máy chủ không thể xử lý các yêu cầu kết nối hợp lệ, dẫn đến tình trạng từ chối dịch vụ.
Các hình thức tấn công DDoS phổ biến hiện nay
Để bảo vệ hệ thống trước các mối đe dọa này, hiểu rõ về các dạng tấn công là điều cần thiết. Dưới đây là các hình thức tấn công DDoS phổ biến hiện nay:
Volumetric Attacks (Tấn công khối lượng lớn)
Đây là loại tấn công phổ biến nhất, tập trung vào việc làm quá tải hệ thống bằng lưu lượng dữ liệu lớn nhằm làm quá tải băng thông. Các cuộc tấn công volumetric có thể gây ra những thiệt hại lớn nếu không được phát hiện kịp thời.
Năm 2020, Google đã phải đối mặt với một cuộc tấn công volumetric lớn nhất lịch sử, với lưu lượng dữ liệu đỉnh điểm lên tới 2,54 Tbps. Dù hệ thống của Google đã khắc phục được sự cố này, nhưng thiệt hại tiềm tàng cho các doanh nghiệp nhỏ có thể rất nghiêm trọng, gây mất khách hàng, giảm doanh thu và thậm chí ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
Application Layer Attacks (Tấn công vào tầng ứng dụng)
Tấn công này nhắm vào tầng ứng dụng web (Layer 7), làm quá tải các dịch vụ, trang web và ứng dụng. Đây là dạng tấn công khó phát hiện hơn vì nó bắt chước lưu lượng truy cập hợp pháp.
Vào năm 2018, một cuộc tấn công DDoS vào Github đã gây gián đoạn hệ thống trong hơn 10 phút, với lưu lượng tấn công đỉnh điểm đạt 1,35 Tbps. Dù Github đã phục hồi nhanh chóng nhờ hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, sự cố này là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về nguy cơ ngưng trệ kinh doanh khi bị tấn công.
Protocol Attacks (Tấn công vào giao thức)
Loại tấn công này khai thác các điểm yếu trong giao thức mạng, làm tiêu hao tài nguyên máy chủ và gây gián đoạn dịch vụ. Tấn công SYN Flood là một ví dụ điển hình.
Cuộc tấn công vào trang web của Amazon Web Services (AWS) năm 2020 đã làm tiêu hao đáng kể tài nguyên hệ thống, khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của AWS bị gián đoạn tạm thời. Sự gián đoạn này đã ảnh hưởng đến hàng nghìn doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp phụ thuộc vào AWS cho các dịch vụ quan trọng.
Cùng với sự gia tăng của các cuộc tấn công DDoS, việc trang bị các giải pháp bảo vệ là vô cùng cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn và bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp.
Bước đầu trong việc chống lại các cuộc tấn công DDoS là gì?
Nền tảng trong việc phòng thủ chống lại các cuộc tấn công DDoS là tiến hành đánh giá rủi ro DDoS toàn diện. Quá trình quan trọng này bao gồm việc tìm hiểu sâu vào kiến trúc mạng của tổ chức để xác định các lỗ hổng tiềm ẩn có thể bị khai thác trong một cuộc tấn công. Bằng cách hiểu rõ các rủi ro cụ thể và tác động có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể bắt đầu xây dựng một chiến lược phòng thủ nhằm giải quyết trực tiếp các lỗ hổng này. Hơn nữa, việc nhận biết các dấu hiệu sớm của một cuộc tấn công có thể giúp đội ngũ của doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại tiềm ẩn.
Đánh giá rủi ro DDoS nên có sự hợp tác giữa các bên liên quan bao gồm các nhóm CNTT, an ninh mạng và đội ngũ hỗ trợ từ bên ngoài nếu doanh nghiệp sử dụng các giải pháp bảo mật trên thị trường. Cách tiếp cận toàn diện này đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp đều được xem xét trong quá trình đánh giá rủi ro, dẫn đến một chiến lược phòng thủ toàn diện và hiệu quả hơn. Đánh giá này nên được xem xét và cập nhật định kỳ để thích ứng với các mối đe dọa mới và những thay đổi trong môi trường kinh doanh, đảm bảo sự bảo vệ liên tục chống lại các cuộc tấn công DDoS.
Các giải pháp chống DDoS hiệu quả hiện nay
Để bảo vệ hệ thống và duy trì hoạt động ổn định, các tổ chức cần phải áp dụng các biện pháp phòng chống hiệu quả. Dưới đây là những cách thức quan trọng giúp bảo vệ tổ chức khỏi các cuộc tấn công DDoS.
Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN) chống DDoS
Mạng phân phối nội dung (CDN) là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để bảo vệ tổ chức khỏi các cuộc tấn công DDoS. CDN hoạt động bằng cách phân phối nội dung của trang web hoặc ứng dụng qua một mạng lưới máy chủ phân tán toàn cầu. Khi xảy ra tấn công, CDN có khả năng phân tán lưu lượng truy cập đến nhiều điểm phân phối khác nhau, giúp giảm tải áp lực lên máy chủ chính và ngăn chặn tình trạng quá tải.
Ngoài ra, CDN còn tích hợp các công nghệ lọc và phân tích lưu lượng tiên tiến, giúp nhận diện và phân tán các yêu cầu truy cập trái phép trước khi chúng tiếp cận máy chủ gốc. Nhờ vào khả năng phân tán lưu lượng lớn và ngăn chặn lưu lượng không hợp lệ, CDN giúp bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn và đảm bảo rằng chỉ có lưu lượng hợp lệ mới được phép truy cập vào hệ thống.
Triển khai tường lửa ứng dụng web (WAF)
Tường lửa ứng dụng web (WAF) là một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công DDoS, đặc biệt là những tấn công nhắm vào lớp ứng dụng (Layer 7). WAF hoạt động bằng cách giám sát và lọc lưu lượng truy cập đến các ứng dụng web, từ đó ngăn chặn các yêu cầu độc hại và chỉ cho phép các yêu cầu hợp lệ được xử lý.
WAF có khả năng phân tích lưu lượng dựa trên các quy tắc và chính sách được thiết lập sẵn, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS như SQL injection, cross-site scripting (XSS), và các loại tấn công khác nhắm vào lớp ứng dụng. Kết hợp WAF với CDN giúp tăng cường khả năng bảo vệ toàn diện cho hệ thống.
Tăng cường băng thông và server
Việc tăng cường băng thông và mở rộng dung lượng máy chủ là một giải pháp hữu hiệu để đối phó với các cuộc tấn công DDoS. Nguyên nhân chính khiến website bị quá tải và ngừng hoạt động thường xuất phát từ việc không thể xử lý khối lượng lớn lưu lượng truy cập giả mạo do các cuộc tấn công này gây ra. Vì vậy, việc đầu tư vào thêm băng thông và nâng cấp máy chủ là biện pháp giảm thiểu DDoS rất đáng cân nhắc.
Chẳng hạn, nếu website của bạn có khả năng xử lý 1 triệu người dùng cùng lúc, và một cuộc tấn công DDoS chỉ tạo ra 500.000 lượt truy cập giả, thì hệ thống vẫn có thể hoạt động bình thường mà không bị ảnh hưởng. Điều này giúp website duy trì hoạt động ổn định ngay cả khi bị tấn công.
Tăng cường sức mạnh phần cứng
Đầu tư vào phần cứng mạng chất lượng cao là một biện pháp quan trọng để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng bất ngờ, bao gồm cả tấn công DDoS. Phần cứng mạng bao gồm các thành phần thiết yếu giúp duy trì luồng dữ liệu, chẳng hạn như router, cáp kết nối, switch mạng và card mạng. Khi sử dụng các thiết bị cao cấp, bạn có thể cấu hình để tăng cường khả năng bảo vệ hệ thống. Một ví dụ là việc thiết lập tường lửa mạng để chặn các yêu cầu không hợp lệ từ bên ngoài, đây là một biện pháp giảm thiểu DDoS hiệu quả, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ.
Tuy nhiên, đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc quản trị viên website, việc đầu tư vào phần cứng mạng đắt tiền có thể là một thách thức lớn, do chi phí và yêu cầu về kiến thức kỹ thuật để quản lý hệ thống phức tạp. Vì lý do này, lựa chọn tốt hơn là sử dịch vụ bảo mật đám mây từ các nhà cung cấp uy tín, được quản lý chuyên nghiệp. Bằng cách này, bạn có thể tận dụng cơ sở hạ tầng mạng mạnh mẽ mà không cần tự mình gánh vác chi phí và trách nhiệm bảo trì.
Giám sát và phát hiện kịp thời cuộc tấn công
Giám sát liên tục hệ thống mạng là một yếu tố then chốt trong việc phát hiện sớm các cuộc tấn công DDoS. Tổ chức cần sử dụng các công cụ giám sát mạng để theo dõi lưu lượng truy cập và nhận diện các dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như sự gia tăng đột ngột của lưu lượng truy cập hoặc các yêu cầu kết nối bất thường.
Phát hiện sớm giúp tổ chức có thời gian triển khai các biện pháp ngăn chặn kịp thời trước khi cuộc tấn công gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Các hệ thống giám sát mạng hiện đại thường tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning để phân tích mẫu lưu lượng và tự động phát hiện các mối đe dọa.
Xây dựng kế hoạch ứng phó và phòng ngừa
Cuối cùng, một kế hoạch phòng ngừa và đối phó với DDoS là không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho tổ chức. Kế hoạch này cần bao gồm các quy trình cụ thể để phản ứng nhanh chóng trong trường hợp xảy ra tấn công, từ việc thông báo cho các bên liên quan đến triển khai các biện pháp ngăn chặn và khôi phục hệ thống.
Tổ chức cần thường xuyên thực hiện các bài kiểm tra an ninh mạng để đánh giá khả năng phòng chống DDoS và cải thiện các biện pháp bảo mật hiện có. Đào tạo nhân viên về nhận thức an ninh mạng cũng là một phần quan trọng trong việc đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức đều sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa.
VNCDN: Giải pháp CDN hỗ trợ chống DDoS hiệu quả
Trong bối cảnh số hóa ngày càng phát triển, việc bảo vệ trang web và ứng dụng khỏi các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) đã trở thành một yếu tố then chốt đối với các doanh nghiệp. VNCDN, giải pháp Mạng Phân Phối Nội Dung (CDN) hàng đầu tại Châu Á do VNETWORK phát triển, không chỉ tăng cường khả năng truyền tải nội dung mà còn mang đến các biện pháp chống DDoS hiệu quả, giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động ổn định và liên tục.
Hệ thống hạ tầng mạnh mẽ
VNCDN được xây dựng trên một hệ thống hạ tầng toàn cầu mạnh mẽ với hơn 280 điểm POP tại 33 quốc gia và tổng băng thông quốc tế lên đến 57 Tbps. Tại Việt Nam, VNCDN có mặt tại các trung tâm dữ liệu Tier 3 hàng đầu như Viettel, FPT, VNPT và Mobifone, cung cấp băng thông uplink trong nước lên đến 10 Tbps. Hệ thống này có khả năng phục vụ đồng thời hơn 5 triệu người dùng và xử lý 8 tỷ requests mỗi ngày.
Khi xảy ra các cuộc tấn công DDoS, VNCDN phân tán lưu lượng truy cập đến các cụm máy chủ gần vị trí địa lý của người dùng, giúp giảm tải cho máy chủ gốc và ngăn chặn tình trạng quá tải. Điều này đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động ổn định, không gây gián đoạn dịch vụ và trải nghiệm của người dùng cuối.
Tích hợp các công nghệ bảo mật hiện đại
VNCDN còn cung cấp các tính năng bảo mật nâng cao như Origin Shield, hỗ trợ giao thức HTTP/3 và Cloud WAF. Origin Shield giúp lưu trữ các bản sao cache tại một điểm trung tâm, giảm tải cho máy chủ gốc và đảm bảo tốc độ truyền tải nhanh hơn. Đồng thời, tính năng này hoạt động như một tường lửa, chỉ chuyển tiếp các yêu cầu hợp lệ đến máy chủ gốc, ngăn chặn các tấn công DDoS và các yêu cầu truy cập không hợp lệ.
Hỗ trợ giao thức HTTP/3 giúp cải thiện hiệu suất truyền tải dữ liệu, giảm độ trễ và tăng cường tính bảo mật cho hệ thống mạng. Với các cải tiến này, VNCDN không chỉ bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công mà còn mang lại trải nghiệm mượt mà và nhanh chóng cho người dùng.
Bên cạnh đó, Cloud WAF (Web Application Firewall) cũng được hỗ trợ để có thể tích hợp vào VNCDN là một giải pháp bảo mật quan trọng của VNETWORK, có thể tích hợp vào hệ thống VNCDN, giúp bảo vệ ứng dụng web khỏi các mối đe dọa mạng như SQL injection, cross-site scripting (XSS), và các lỗ hổng bảo mật khác.
Tối ưu hóa nội dung với các tính năng hỗ trợ khác
VNCDN cũng tích hợp các công nghệ tối ưu hóa nội dung như định dạng hình ảnh WebP, giúp giảm kích thước tệp hình ảnh mà vẫn giữ nguyên chất lượng. Điều này không chỉ tăng tốc độ tải trang mà còn giúp tiết kiệm băng thông và cải thiện trải nghiệm người dùng, đặc biệt trên các thiết bị di động.
VNCDN tích hợp dịch vụ Cloud Storage S3, mang đến giải pháp lưu trữ đám mây hiệu quả và linh hoạt cho doanh nghiệp. Với Cloud Storage S3, doanh nghiệp có thể dễ dàng lưu trữ và quản lý khối lượng lớn dữ liệu, từ tài liệu, hình ảnh, video đến dữ liệu ứng dụng, mà không lo giới hạn về dung lượng. Dịch vụ này nổi bật với khả năng mở rộng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu phát triển không ngừng của doanh nghiệp. Đặc biệt, Cloud Storage S3 đảm bảo độ tin cậy cao nhờ vào hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu đa lớp, giúp giảm thiểu rủi ro mất mát thông tin quan trọng, đồng thời duy trì tính sẵn sàng và an toàn cho dữ liệu
Kết Luận
Với hạ tầng mạnh mẽ, khả năng phân phối thông minh, và các tính năng bảo mật tiên tiến, VNCDN là một giải pháp CDN toàn diện giúp bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công DDoS. Doanh nghiệp sử dụng VNCDN không chỉ đảm bảo tính ổn định và liên tục cho dịch vụ mà còn nâng cao trải nghiệm của người dùng cuối, đồng thời tối ưu hóa chi phí và tài nguyên.