“Làn sóng” ứng dụng video để tăng hiệu quả kinh doanh tại Việt Nam
Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của nội dung video trong hoạt động kinh doanh trực tuyến. Theo báo cáo của Kepios, 82% dân số Việt Nam sử dụng internet và 98% trong số đó truy cập internet qua thiết bị di động. Các nền tảng chia sẻ video cũng rất phổ biến, với 71% người Việt Nam sử dụng YouTube, 58% sử dụng Facebook Watch, và 47% sử dụng TikTok (Wearesocial). Những con số này cho thấy video không chỉ là xu hướng mà còn là một phần thiết yếu của cuộc sống số hóa hàng ngày của người Việt Nam.
Theo báo cáo của HubSpot, các bài viết có video nhận được tỷ lệ tương tác cao hơn 83% so với các bài viết không có video, chứng tỏ sức hấp dẫn của video đối với người dùng. Instagram cũng báo cáo rằng các video ngắn như Reels có tỷ lệ tương tác trung bình cao hơn so với các định dạng khác, cụ thể là 3,21% so với 1,08% của Stories.
Video marketing mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp. Theo OptinMonster, việc sử dụng video có thể tăng tỷ lệ nhấp chuột lên đến 94% so với nội dung chỉ có văn bản. Cisco cho biết video chiếm 65% lưu lượng truy cập trang web. Bên cạnh đó, 72% người tiêu dùng nói rằng video khiến họ tin tưởng vào thương hiệu hơn, và 80% người tiêu dùng mong muốn xem nhiều video hơn từ các thương hiệu yêu thích (Wyzowl). Những số liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp video vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp để thu hút và giữ chân khách hàng.
Trong bối cảnh này, việc sử dụng livestream đang trở thành một xu hướng quan trọng và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Số liệu gần đây cho thấy rằng livestream không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn cải thiện mức độ tương tác và nhận diện thương hiệu. Chẳng hạn, Droppii đã tổ chức các phiên livestream kết hợp với triển lãm trực tiếp trong chiến dịch "90 Ngày Tốc Chiến", đạt được doanh số đáng kinh ngạc lên tới 344,022 tỷ đồng với 678,777 sản phẩm được bán ra. Những kết quả này cho thấy việc đầu tư vào các buổi livestream không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn về doanh thu mà còn giúp các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng.
Những thách thức khi đăng tải video hoặc livestream trên website mà doanh nghiệp phải đối mặt
Việc sử dụng video và livestream để tăng hiệu quả kinh doanh đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tại Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi triển khai chiến lược này, đặc biệt là các vấn đề về hiệu suất và dung lượng web.
Hiện tượng giật, lag
Một trong những vấn đề lớn nhất khi đăng tải video hoặc livestream là hiện tượng giật, lag, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Theo Google, chỉ cần một giây chậm trễ trong thời gian tải trang có thể làm giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi. Người dùng có xu hướng rời bỏ trang web nếu video không phát mượt mà, gây mất cơ hội kinh doanh.
Nghiên cứu của Portent cho thấy 47% người dùng mong đợi trang web tải trong vòng 2 giây. Nếu thời gian tải trang lâu hơn, người dùng có thể từ bỏ ý định sử dụng và chuyển sang trang web khác. Forrester báo cáo rằng mỗi giây tải trang chậm lại có thể khiến doanh nghiệp mất 7% doanh thu chuyển đổi.
Nếu tình trạng video bị giật lag hoặc không phát khi người dùng truy cập, doanh nghiệp sẽ mất thiện cảm và uy tín. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh, độ tin cậy và cơ hội phát triển. Do đó, doanh nghiệp nên ưu tiên tìm kiếm và tích hợp các giải pháp hỗ trợ phát video và livestream ổn định, mượt mà để tăng cường khả năng tiếp cận người dùng, độ trung thành với thương hiệu và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Tiêu tốn dung lượng web
Video và livestream tiêu tốn rất nhiều dung lượng lưu trữ và băng thông, gây áp lực lên máy chủ và cơ sở hạ tầng web của doanh nghiệp. Theo Cisco, video sẽ chiếm 82% tổng lưu lượng truy cập internet vào năm 2022. Điều này có thể dẫn đến chi phí băng thông cao và làm chậm tốc độ trang web nếu không được quản lý hiệu quả.
Việc tiêu tốn dung lượng website còn ảnh hưởng đến khả năng chịu tải. Khi hệ thống phải xử lý lượng lớn yêu cầu truy cập cùng lúc, việc phân phối tài nguyên hợp lý và mở rộng linh hoạt là vô cùng quan trọng. Theo báo cáo của Google, năm 2020, số lượng cuộc tấn công DDoS nhắm vào các hệ thống tài chính đã tăng hơn 300% so với năm trước, cho thấy nhu cầu cấp thiết về việc nâng cao khả năng chịu tải của hệ thống. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp tối ưu dung lượng web và tăng cường khả năng chịu tải nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Chất lượng video kém và không ổn định
Chất lượng video không ổn định là một thách thức lớn, đặc biệt khi người dùng truy cập từ các khu vực khác nhau với tốc độ internet khác nhau. Video chất lượng thấp hoặc bị gián đoạn có thể gây ấn tượng xấu và làm giảm tỷ lệ tương tác.
Theo một báo cáo của Limelight Networks, 23% người dùng sẽ rời bỏ video trực tuyến nếu gặp phải vấn đề tải chậm hoặc gián đoạn (nguồn CleverAds). Ngoài ra, 62% người tiêu dùng có trải nghiệm không tốt với video trực tuyến sẽ ít có khả năng quay lại sử dụng dịch vụ từ cùng một nguồn (nguồn MarketingAI). Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc đảm bảo chất lượng video ổn định để duy trì sự hài lòng và trung thành của khách hàng.
Bảo Mật và Bản Quyền
Các video và livestream trên website có nguy cơ bị truy cập trái phép, đặc biệt khi không có biện pháp bảo mật phù hợp. Theo nghiên cứu của IBM, chi phí trung bình cho một vụ vi phạm dữ liệu là khoảng 3.86 triệu USD. Việc mất dữ liệu hoặc bị đánh cắp thông tin có thể gây thiệt hại lớn về tài chính và danh tiếng cho doanh nghiệp.
Vấn đề bảo mật và vi phạm bản quyền là một trong những thách thức quan trọng khi doanh nghiệp đăng tải video và livestream trên website. Bảo vệ nội dung khỏi các hành vi truy cập trái phép và vi phạm bản quyền không chỉ quan trọng để bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn để duy trì uy tín và lòng tin của khách hàng.
Giải pháp phân phối video và streaming cho website hiệu quả
Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của video và livestream, việc đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và an toàn trở nên cực kỳ quan trọng. Một giải pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu này là sử dụng Mạng phân phối nội dung (Content delivery network hay CDN). Không chỉ giúp tối ưu hóa tốc độ tải trang, CDN còn nâng cao khả năng chịu tải và bảo mật cho các dịch vụ trực tuyến.
Bằng cách cache nội dung trên nhiều máy chủ biên toàn cầu, CDN cho phép người dùng truy cập video từ máy chủ gần nhất, giảm thiểu thời gian truyền tải và nguy cơ giật, lag. Điều này góp phần giảm tải cho máy chủ gốc và đảm bảo tốc độ tải trang nhanh chóng. Theo nghiên cứu của PageSpeed Insights, việc sử dụng CDN có thể giảm thời gian tải trang/ứng dụng lên đến 50%, một con số đáng kể trong việc giữ chân người dùng.
CDN cung cấp cơ chế chứng thực người dùng để đảm bảo rằng chỉ những người dùng đã được xác thực mới có thể truy cập nội dung. Ngoài ra, CDN cho phép thiết lập các quy tắc kiểm soát truy cập, như giới hạn địa lý (Geo-blocking) để ngăn chặn truy cập từ các khu vực không được phép, hoặc giới hạn thời gian truy cập.
Ngoài ra, CDN còn cung cấp các biện pháp bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, đảm bảo an toàn cho dữ liệu giao dịch và thông tin khách hàng. Báo cáo của Cisco chỉ ra rằng số lượng các cuộc tấn công DDoS đã tăng gấp đôi từ 7,9 triệu vào năm 2018 lên 15,4 triệu vào năm 2023, làm cho việc sử dụng CDN để bảo vệ các lớp 3 và 4 của hệ thống trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
VNCDN - Giải pháp truyền tải tối ưu cho doanh nghiệp
Giải pháp VNCDN, do Công ty Cổ phần VNETWORK phát triển, hiện là giải pháp CDN hàng đầu tại Châu Á. VNCDN đảm bảo 100% uptime SLA với hệ thống mang đến cho doanh nghiệp sự tin cậy và ổn định tuyệt đối trong quá trình vận hành. Nhờ vào hạ tầng lớn mạnh và công nghệ CDN tiên tiến, VNCDN không chỉ tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn giúp giảm chi phí vận hành hệ thống và bảo vệ thông tin trên website/ứng dụng của các doanh nghiệp Fintech.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải, VNCDN đã hợp tác và đồng hành cùng hơn 2000 khách hàng uy tín trong và ngoài nước, bao gồm VTV, TikTok, CellphoneS, VNExpress, .v.v.. Sự tin tưởng từ các đối tác uy tín là minh chứng rõ ràng cho khả năng và hiệu quả của VNCDN trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động trực tuyến.
Tối ưu hóa tốc độ tải trang với hạ tầng lớn mạnh
VNCDN tối ưu hóa tốc độ tải trang thông qua hạ tầng mạnh mẽ, mang đến trải nghiệm mượt mà cho người dùng. Với hơn 280 cụm POP đặt tại 33 quốc gia và băng thông uplink quốc tế lên đến 57 Tbps, VNCDN đảm bảo khả năng truyền tải nội dung nhanh chóng và ổn định. Hệ thống CDN được triển khai tại các trung tâm dữ liệu hàng đầu Việt Nam như Viettel, FPT, VNPT và Mobifone, với tổng băng thông uplink trong nước đạt 10 Tbps, VNCDN có khả năng phục vụ đồng thời hơn 5 triệu người dùng và xử lý 8 tỷ yêu cầu mỗi ngày.
Nhờ cơ chế phân tán thông minh và khả năng làm loãng lưu lượng truy cập, VNCDN không chỉ tăng cường tốc độ tải trang mà còn giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tấn công DDoS, đảm bảo trang web luôn hoạt động ổn định và an toàn, ngay cả trong những khung giờ cao điểm.
Theo báo cáo của Google, thời gian tải trang giảm mỗi giây có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 20%. Với VNCDN, các video và livestream có thể hoạt động mượt mà, không bị gián đoạn, đặc biệt trong các thời điểm cao điểm.
Một trong những thách thức lớn nhất của các dịch vụ thanh toán trực tuyến là khả năng chịu tải trong các sự kiện cao điểm như ngày hội mua sắm, kỳ nghỉ lễ, hoặc khi có khuyến mãi lớn. VNCDN giúp phân tán lưu lượng truy cập, giảm tải cho máy chủ gốc và ngăn ngừa tình trạng quá tải. Hệ thống CDN của VNETWORK có khả năng xử lý hàng triệu yêu cầu mỗi giây, đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn.
Tích hợp công nghệ truyền tải và bảo mật hiện đại
Tính năng Video on Demand (VOD) của VNCDN hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm video trực tuyến chất lượng cao và mượt mà thông qua các công nghệ hỗ trợ tiên tiến.
Công nghệ transcoding của VNCDN là một yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng khi xem video trực tuyến. Công nghệ này hỗ trợ chuyển đổi các tệp video từ định dạng này sang định dạng khác nhằm đảm bảo tính tương thích và chất lượng tốt nhất trên nhiều thiết bị và băng thông khác nhau. Transcoding tự động chuyển đổi các tệp video sang nhiều định dạng khác nhau như MP4, HLS, và DASH để đảm bảo video có thể phát trên mọi thiết bị, từ máy tính để bàn, điện thoại di động, đến các thiết bị smart TV. Công nghệ này cũng giúp nén và tối ưu hóa dung lượng tệp video mà không làm giảm chất lượng đáng kể, tiết kiệm băng thông và giảm tải cho máy chủ.
Các biện pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu và kiểm soát truy cập giúp bảo vệ nội dung khỏi các hành vi truy cập trái phép và vi phạm bản quyền. Ngoài ra, VNCDN cung cấp công cụ quản lý và phân tích dữ liệu chi tiết, hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch video, từ đó điều chỉnh chiến lược kịp thời. Tất cả những yếu tố này làm cho công nghệ VOD của VNCDN trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh thông qua video trực tuyến.
Về tối ưu hóa hiệu suất, VNCDN sử dụng công nghệ HTTP/3, giúp nâng cao hiệu suất và tốc độ truy cập bằng cách quản lý kết nối đa luồng hiệu quả. Cơ chế Mid Tier Cache lưu trữ tạm thời dữ liệu tại các điểm giao tiếp trung gian, giảm độ trễ và tăng tốc độ truy cập cho người dùng. Ngoài ra, việc chuyển đổi hình ảnh sang định dạng WebP giúp giảm dung lượng hình ảnh mà vẫn giữ nguyên chất lượng, cải thiện trải nghiệm người dùng một cách toàn diện.
Đối với bảo mật, VNCDN triển khai mã hóa SSL/TLS để đảm bảo an toàn cho dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và người dùng. Hệ thống bảo vệ địa chỉ IP giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và truy vấn không mong muốn, trong khi Origin Shield giảm tải cho máy chủ gốc bằng cách lưu trữ tạm thời nội dung tại các PoP, tối ưu hóa hiệu suất máy chủ. Khả năng ẩn IP gốc giúp giảm thiểu nguy cơ tấn công trực tiếp vào máy chủ gốc. Hơn nữa, VNCDN còn kết hợp Cloud WAF và các biện pháp lọc thông minh để ngăn chặn lưu lượng truy cập không hợp lệ, đảm bảo máy chủ gốc của doanh nghiệp luôn hoạt động một cách ổn định.
Hỗ Trợ Kỹ Thuật 24/7 bởi đội ngũ chuyên gia
VNCDN cam kết cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 chuyên nghiệp và tận tâm, đảm bảo giải quyết mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hệ thống một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tránh khỏi những gián đoạn không mong muốn trong hoạt động kinh doanh. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của VNCDN không ngừng giám sát và quản lý hệ thống, chủ động phát hiện và xử lý các vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ở trạng thái tối ưu, ngăn ngừa các sự cố có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và bảo mật.
Hiểu rõ mỗi doanh nghiệp có những nhu cầu và yêu cầu riêng biệt, VNCDN cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cá nhân hóa, đáp ứng tối đa các yêu cầu cụ thể của từng khách hàng, mang đến giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho từng trường hợp.
Kết luận
Trong kỷ nguyên bùng nổ của internet, VNCDN nổi bật là giải pháp tối ưu hỗ trợ truyền tải video và livestream trên trang web và ứng dụng của doanh nghiệp. Giải pháp này không chỉ nâng cao tốc độ tải trang mà còn tăng khả năng chịu tải và đảm bảo năng lực bảo mật. Hệ thống CDN mạnh mẽ, kết hợp cùng công nghệ tiên tiến của VNCDN, giúp phân tán lưu lượng truy cập, giảm tải cho máy chủ gốc và ngăn ngừa tình trạng quá tải, đặc biệt trong các sự kiện cao điểm. Bên cạnh đó, VNCDN còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7, đảm bảo doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. Để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ, hãy liên hệ VNCDN qua hotline: (028) 7306 8789 hoặc contact@vnetwork.vn.