Vì sao cần tối ưu hóa hình ảnh trên website

Việc tối ưu hóa hình ảnh trên website là yếu tố vô cần cần thiết. Theo một nghiên cứu từ Cisco, lượng dữ liệu hình ảnh và video trên internet đã chiếm khoảng 82% toàn bộ lưu lượng truy cập web vào năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Sự gia tăng này đi đôi với yêu cầu cao hơn về tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt với thách thức không chỉ là lưu trữ và phân phối hình ảnh mà còn là tối ưu hóa chúng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dùng. Tốc độ tải trang trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và thứ hạng tìm kiếm trên Google. Hơn nữa, việc quản lý băng thông và chi phí lưu trữ cũng trở thành vấn đề quan trọng khi khối lượng dữ liệu ngày càng tăng.

7 lý do nên tối ưu hóa hình ảnh trên web/app với CDN

1. Tăng tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang chậm là một trong những lý do chính khiến người dùng rời bỏ trang web. Một nghiên cứu từ Google cho thấy 53% người dùng sẽ rời bỏ một trang web nếu nó mất hơn 3 giây để tải. Việc sử dụng CDN để tối ưu hóa hình ảnh giúp giảm thời gian tải trang nhờ việc phân phối hình ảnh từ các máy chủ gần nhất với người dùng. Kết quả là tốc độ tải trang có thể được cải thiện từ 50% đến 70%, giữ chân người dùng ở lại trang lâu hơn.

2. Giảm tải cho máy chủ gốc

Hình ảnh là thành phần chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dung lượng của một trang web, theo báo cáo từ Google, chúng chiếm đến 60% tổng dung lượng tải về. Khi máy chủ gốc phải xử lý và truyền tải một lượng lớn dữ liệu như vậy, nó dễ bị quá tải, đặc biệt là trong trường hợp có nhiều người dùng truy cập đồng thời. Việc tối ưu hóa hình ảnh giúp giảm kích thước tệp mà không ảnh hưởng đến chất lượng, từ đó làm giảm lượng dữ liệu mà máy chủ gốc phải truyền tải mỗi khi có người truy cập trang web. Nếu kết hợp với việc sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN) để lưu trữ và phân phối hình ảnh từ các máy chủ gần người dùng nhất, lượng dữ liệu cần tải từ máy chủ gốc có thể giảm đáng kể. Điều này không chỉ giảm tải cho máy chủ gốc, giúp nó hoạt động ổn định và hiệu quả hơn, mà còn bảo vệ máy chủ khỏi tình trạng quá tải trong những thời điểm lưu lượng truy cập tăng đột biến. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể duy trì hiệu suất cao của trang web, đảm bảo trải nghiệm người dùng không bị gián đoạn và giảm thiểu rủi ro về mất dữ liệu hoặc sập hệ thống do quá tải.

3. Cải thiện SEO

Google sử dụng tốc độ tải trang như một yếu tố xếp hạng quan trọng trong kết quả tìm kiếm. Khi trang web của bạn tải nhanh hơn, nó sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, từ đó tăng khả năng tiếp cận người dùng. Theo dữ liệu từ Google, khi tốc độ tải trang giảm 1 giây, tỷ lệ chuyển đổi có thể tăng 2%.

Một nghiên cứu của Backlinko cho thấy các trang web nằm trong top 10 kết quả tìm kiếm của Google có thời gian tải trang trung bình là 1,65 giây, so với 2,5 giây đối với các trang web không nằm trong top này. Nhưng trên thực tế, con số sẽ còn ít hơn 1,65 giây vì các doanh nghiệp luôn muốn website mình load nhanh hơn để mang đến trải nghiệm truy cập tốt hơn, góp phần giữ chân khách hàng.

Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng trong xếp hạng SEO của Google. Tối ưu hình ảnh với CDN giúp giảm thời gian tải trang, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cơ hội trang web của doanh nghiệp xuất hiện trên kết quả tìm kiếm hàng đầu.

4. Tiết kiệm băng thông

Hình ảnh không được tối ưu có thể tiêu tốn nhiều băng thông, gây ra chi phí cao và giảm trải nghiệm người dùng, đặc biệt là trên các thiết bị di động với kết nối internet yếu. Theo dữ liệu từ HTTP Archive, tối ưu hóa hình ảnh có thể giảm dung lượng tải xuống tới 40%, giúp tiết kiệm băng thông và cải thiện hiệu suất trang web.

Theo Google, các trang web sử dụng định dạng WebP có thể giảm kích thước hình ảnh trung bình từ 25-34% mà không mất đi độ sắc nét, điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang web có nhiều hình ảnh. Giúp tối ưu hóa băng thông của doanh nghiệp,

5. Tăng cường trải nghiệm trên mọi thiết bị

Thống kê từ google cho thấy, hơn 50% lưu lượng truy cập web đến từ thiết bị di động. Hình ảnh không được tối ưu có thể làm chậm trang web, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng di động. Bằng cách tối ưu hóa hình ảnh cho thiết bị di động, bạn có thể giảm thời gian tải trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Một nghiên cứu còn cho thấy việc cải thiện thời gian tải trang di động chỉ 1 giây có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 27%.

Ngoài điện thoại di động, việc hiển thị hình ảnh tối ưu trên các thiết bị khác đều rất quan trọng. CDN cung cấp tính năng tự động điều chỉnh kích thước và định dạng hình ảnh cho từng thiết bị, giúp tăng hiệu suất hiển thị mà không cần sự can thiệp thủ công. Điều này có thể cải thiện hiệu suất hiển thị trên các thiết bị khác lên đến 30%.

6. Giảm chi phí lưu trữ và truyền tải

Đối với các trang web lớn hoặc có lượng truy cập cao, điều này có thể dẫn đến chi phí lưu trữ và truyền tải dữ liệu tăng cao, ảnh hưởng đến ngân sách của doanh nghiệp. Tối ưu hóa hình ảnh giúp giảm dung lượng tệp mà vẫn duy trì chất lượng hiển thị một cách tối ưu nhất, từ đó giảm lượng không gian lưu trữ cần thiết trên máy chủ. Ngoài ra, khi dung lượng hình ảnh giảm, lượng dữ liệu cần truyền tải cũng giảm theo, giúp giảm chi phí băng thông, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có lưu lượng truy cập lớn. Bằng cách tối ưu hóa hình ảnh, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tối ưu hóa tài nguyên, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện trải nghiệm người dùng.

7. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Một trang web tải nhanh và mượt mà giúp tạo ấn tượng tốt với người dùng, dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi. Google cho biết, việc giảm thời gian tải trang chỉ 1 giây có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 7%. Tối ưu hóa hình ảnh là một cách đơn giản và hiệu quả để đạt được điều này.

Bằng cách tối ưu hóa hình ảnh (ví dụ: giảm kích thước tệp, nén hình ảnh mà vẫn duy trì chất lượng hiển thị ở mức tối ưu nhất, sử dụng định dạng hình ảnh hiện đại như WebP, và triển khai kỹ thuật tải ảnh lazy loading), doanh nghiệp có thể giảm thời gian tải trang một cách đáng kể. Khi trang web tải nhanh hơn, người dùng sẽ cảm thấy trải nghiệm dễ chịu hơn, có nhiều khả năng tiếp tục khám phá trang web và thực hiện các hành động như đăng ký nhận tin, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, hoặc hoàn tất giao dịch mua hàng.

Định dạng ảnh WebP giúp tối ưu hóa hình ảnh như thế nào?

WebP là một định dạng hình ảnh hiện đại do Google phát triển, nhằm mục đích giảm kích thước tập tin hình ảnh mà vẫn duy trì chất lượng cao. Định dạng này hỗ trợ cả nén mất dữ liệu (lossy) và nén không mất dữ liệu (lossless), cùng với khả năng hiển thị hình ảnh động (animated images). Sự linh hoạt của WebP cho phép nó được sử dụng như một sự thay thế hiệu quả cho các định dạng hình ảnh truyền thống như JPEG, PNG, và GIF.

Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của WebP là khả năng giảm kích thước tập tin đáng kể, thường từ 25% đến 34% so với JPEG và PNG mà vẫn duy trì chất lượng hình ảnh một cách hiệu quả nhất. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm băng thông mà còn cải thiện tốc độ tải trang web. Đối với các trang web chứa nhiều hình ảnh, như trang thương mại điện tử, blog ảnh, hay portfolio, việc sử dụng WebP có thể mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà và nhanh chóng hơn.

Tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa các định dạng ảnh tại đây

WebP cũng cung cấp chất lượng hình ảnh vượt trội, đặc biệt là với các tính năng như nén không mất dữ liệu và hỗ trợ trong suốt (transparency), làm cho nó trở thành một lựa chọn thay thế lý tưởng cho định dạng PNG. Hơn nữa, với khả năng hỗ trợ hình ảnh động, WebP có thể thay thế các tập tin GIF với kích thước nhỏ hơn và chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của các trang web hiện đại.

Việc sử dụng WebP còn giúp cải thiện thứ hạng SEO thông qua việc tối ưu tốc độ tải trang. Đây là một yếu tố quan trọng trong thuật toán xếp hạng của Google, và việc tối ưu hóa hình ảnh bằng WebP có thể giúp các trang web đạt thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Đồng thời, với kích thước tập tin giảm, WebP giúp tiết kiệm băng thông cho cả nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web và người dùng, đặc biệt hữu ích cho các trang web có lưu lượng truy cập lớn.

VNCDN tích hợp tính năng chuyển đổi định dạng ảnh sang WebP trong công nghệ truyền tải

Nhận thức được lợi ích vượt trội của WebP, VNCDN hỗ trợ chuyển đổi định dạng ảnh sang WebP, nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trong việc tối ưu hóa hình ảnh. Chỉ với việc chọn sử dụng VNCDN để tối ưu hóa website, tính năng chuyển đổi định dạng ảnh sẽ được tự động kích hoạt theo nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, toàn bộ hình ảnh được sử dụng trên trang web sẽ được chuyển đổi định dạng, giúp website doanh nghiệp giải quyết bài toán dung lượng. Không chỉ đảm bảo tính tiện lợi, hệ thống của VNCDN còn có khả năng tự động kiểm tra và xác định trình duyệt của người dùng. Nếu trình duyệt hỗ trợ WebP, VNCDN sẽ cung cấp hình ảnh dưới định dạng này; nếu không, hình ảnh sẽ được trả về định dạng gốc để đảm bảo tính tương thích.

Giải pháp VNCDN của VNETWORK không chỉ nổi bật với hạ tầng CDN mạnh mẽ, được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến, mà còn sở hữu 280 PoPs (Point of Presence) tại 33 quốc gia trên toàn thế giới. Hệ thống này được hỗ trợ băng thông uplink quốc tế lên tới 57 Tbps, mang đến dịch vụ truyền tải chất lượng cao.

Tại Việt Nam, hạ tầng VNCDN được triển khai tại các trung tâm dữ liệu hàng đầu, đạt tiêu chuẩn tier 3 như Viettel, FPT, VNPT, và Mobifone, với tổng băng thông uplink trong nước lên đến 10 Tbps. Hệ thống VNCDN có khả năng phục vụ đồng thời hơn 5 triệu người dùng và xử lý hơn 8 tỷ requests mỗi ngày, đảm bảo khả năng vận hành ổn định ngay cả khi lưu lượng truy cập tăng cao.

VNCDN còn được tích hợp nhiều tính năng thông minh nhằm đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả khi sử dụng. Một trong những ưu điểm nổi bật là khả năng tích hợp API toàn diện, cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng và tùy chỉnh giải pháp theo nhu cầu cụ thể. Hỗ trợ giao thức HTTP/3 giúp cải thiện đáng kể về hiệu suất và bảo mật, giảm thiểu độ trễ và nâng cao trải nghiệm người dùng trên tất cả các thiết bị. Đặc biệt, tính năng Origin Shield thông minh phân phối nội dung lưu trữ, giảm tải cho máy chủ gốc và tối ưu hóa lưu lượng truy cập, góp phần nâng cao hiệu suất tổng thể của hệ thống CDN.

Đội ngũ hỗ trợ 24/7 của VNCDN là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp hoặc khi lưu lượng truy cập đột ngột tăng cao. Đội ngũ hỗ trợ của VNCDN sẽ làm việc chặt chẽ với khách hàng để duy trì hiệu suất và bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ quá tải. không thể để thời gian quá tải làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Kết luận

VNCDN của VNETWORK không chỉ cung cấp một hạ tầng CDN mạnh mẽ và đáng tin cậy mà còn tích hợp nhiều tính năng thông minh và linh hoạt, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khắt khe của doanh nghiệp. Với khả năng truyền tải vượt trội và hiệu suất cao, VNCDN là giải pháp lý tưởng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động trực tuyến và nâng cao trải nghiệm người dùng. Hãy tận dụng VNCDN để khai thác tối đa tiềm năng từ hệ thống CDN của VNETWORK.

Doanh nghiệp quan tâm và muốn trải nghiệm giải pháp WebP từ VNCDN, hãy liên hệ qua Hotline: (028) 7306 8789, email: contact@vnetwork.vn để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.