Tổng quan về CDN

CDN là viết tắt của Content Delivery Network, được hiểu là Mạng Phân Phối Nội Dung. Đây là một hệ thống máy chủ được đặt ở nhiều vị trí trên khắp thế giới nhằm phân tán lưu lượng truy cập và cung cấp nội dung cho người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. CDN giúp tối ưu hóa việc truyền tải dữ liệu bằng cách định tuyến yêu cầu của người dùng đến máy chủ gần nhất với vị trí đó, giảm thiểu thời gian phản hồi và tăng tốc độ truy cập cho người dùng. Ngoài ra, CDN cũng giúp giảm áp lực lên máy chủ gốc, bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công DDoS, cũng như cải thiện khả năng mở rộng và tính sẵn sàng của trang web.

Những thách thức nền tảng thương mại điện tử phải đối mặt?

Tốc độ truyền tải thấp và hiệu suất không ổn định

Sự chậm trễ trong việc nhận phản hồi từ hệ thống hoặc sự gián đoạn tạm thời trong quá trình truy cập có thể làm mất kiên nhẫn của khách hàng và dẫn đến lựa chọn các nền tảng mua sắm trực tuyến khác. Theo khảo sát của Google về trải nghiệm người dùng năm 2023, nếu một trang web bán hàng mất khoảng 5 giây để tải, có thể dẫn đến giảm 53% tỷ lệ chuyển đổi và mất đi 75% khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, doanh thu có thể giảm đi đến 20%. Điều này làm nổi bật sự quan trọng của tối ưu hóa tốc độ tải trang web để duy trì và tăng cường hiệu suất kinh doanh.

Hiệu suất không ổn định cũng có thể gây ra sự cố không mong muốn trong quá trình trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ khi khách hàng tham gia mua sắm. Các vấn đề xảy ra như giao dịch không thành công, mất kết nối hoặc thậm chí là mất dữ liệu quan trọng có thể làm mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.

Một ví dụ điển hình về những sự cố không mong muốn có thể là giao dịch thanh toán bị lỗi hoặc mất kết nối trong quá trình mua sắm trực tuyến. Những vấn đề này có thể dẫn đến mất mát lớn, với 70% khách hàng rời bỏ sau trải nghiệm không tốt, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, theo Khảo sát của Google về trải nghiệm người dùng năm 2023.

Thất thoát dữ liệu mua sắm của người dùng

Mất mát doanh thu là một trong những hậu quả đáng lo ngại khi dữ liệu mua sắm bị thất thoát. Dữ liệu mua sắm bao gồm thông tin về đơn hàng, giỏ hàng, lịch sử mua sắm và các dấu vết quan trọng về hành vi của khách hàng. Đây không chỉ là nguồn thông tin quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng của mình, mà còn là cơ sở để tối ưu hóa chiến lược marketing và bán hàng.

Khi mất mát dữ liệu xảy ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Không có thông tin chính xác về khách hàng và hành vi mua sắm, các quyết định về marketing, cung cấp sản phẩm, và dịch vụ sẽ trở nên thiếu căn cứ. Kết quả là, doanh nghiệp có thể mất đi cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng và không thể duy trì hoặc tăng cường doanh thu như dự định.

Bảo mật và an toàn thông tin của doanh nghiệp

Trong bối cảnh ngày nay, với tình trạng an ninh mạng ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp e-commerce phải đối diện với nguy cơ của các cuộc tấn công mạng tinh vi, thường mang theo lưu lượng truy cập lớn. Khi một cuộc tấn công xảy ra, website có thể phải đối mặt với sự gián đoạn, không thể truy cập, dẫn đến sự tắc trệ trong các hoạt động kinh doanh trên trang web và gây ảnh hưởng đến doanh thu.

Theo Báo cáo về An ninh mạng Việt Nam năm 2022 từ Trung tâm Giám sát An ninh mạng Quốc gia (NCSC), có thông tin cho biết rằng 70% doanh nghiệp tại Việt Nam đã phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng trong năm 2022. Các cuộc tấn công này đã gây ra thiệt hại trung bình lên đến 5 tỷ đồng cho mỗi doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, có tới 30% doanh nghiệp bị tấn công mạng đã phải ngừng hoạt động trong khoảng thời gian 10 ngày để xử lý hậu quả của cuộc tấn công.

Không tương thích với nhiều thiết bị khác nhau

Khả năng tương thích đa thiết bị là yếu tố then chốt đối với trải nghiệm mua sắm của người dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sự không tương thích của website hoặc ứng dụng thương mại điện tử với nhiều loại thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng có thể gây ra nhiều thách thức và hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp.

Hậu quả của việc thiếu khả năng tương thích đa thiết bị có thể bao gồm các vấn đề như giảm tỷ lệ chuyển đổi, khi người dùng gặp khó khăn khi truy cập, mua sắm hoặc thanh toán trên website hoặc ứng dụng không tương thích với thiết bị của họ, dẫn đến việc hủy bỏ giao dịch và mất doanh thu. Đồng thời, việc tăng tỷ lệ thoát trang cũng là một hậu quả phổ biến, khi người dùng có thể rời khỏi trang web hoặc ứng dụng nếu họ không có trải nghiệm tốt trên thiết bị của mình.

Ngoài ra, việc thiếu khả năng tương thích đa thiết bị cũng có thể gây tổn hại đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, vì khả năng này thể hiện sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Sự không tương thích có thể làm mất lòng tin của người dùng và khiến họ chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, việc hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng cũng là một vấn đề lớn, khi doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng do thiếu khả năng tương thích đa thiết bị.

CDN giải quyết những thách thức của nền tảng e-commerce như thế nào?

Tăng tốc độ tải trang

Mạng phân phối nội dung (CDN) sử dụng hệ thống máy chủ phân tán toàn cầu để lưu trữ bản sao nội dung và phân phối tài nguyên từ máy chủ gần nhất với người dùng. Nhờ vậy, CDN giúp tăng tốc độ tải trang, rút ngắn thời gian truy cập nội dung và nâng cao trải nghiệm người dùng. Điều này giúp trang web của doanh nghiệp thương mại điện tử hoạt động một cách mượt mà và ổn định hơn, đặc biệt là trong điều kiện tải cao. Trang web có hiệu suất tốt giúp tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm tỷ lệ thoát trang và gia tăng thời gian lưu lại trên trang (time-on-site).

Đây là yếu tố then chốt trong nền tảng thương mại điện tử, nơi tốc độ tải trang nhanh chóng thu hút khách hàng, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu.

Tăng khả năng chịu tải

CDN, thông qua việc phân phối tải trên nhiều máy chủ, giúp tăng khả năng chịu tải của hệ thống. Điều này đảm bảo rằng trang web có thể xử lý một lượng lớn người dùng cùng lúc, đặc biệt là trong các sự kiện bán hàng lớn hoặc trong mùa cao điểm. Do đó, CDN không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn tăng cường uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

Bảo vệ thông nền tảng trước các cuộc tấn công DDoS Trước mối đe dọa từ các cuộc tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) vào Layer 3,4, CDN cung cấp một loạt các cơ chế bảo vệ để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công DDoS. Một trong những cách quan trọng nhất mà CDN giúp bảo vệ trang web là phân tán tải trọng của các yêu cầu web trên nhiều máy chủ khắp thế giới. Điều này giúp giảm bớt áp lực lên máy chủ gốc và ngăn chặn tình trạng quá tải khi phải đối mặt với số lượng lớn các yêu cầu từ các kẻ tấn công. Ngoài ra, CDN còn có khả năng lọc yêu cầu không hợp lệ từ các kẻ tấn công, như các yêu cầu giả mạo hoặc gây quá tải, từ đó ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS từ cơ sở. Giúp bảo vệ nền tảng của doanh nghiệp, giảm thiểu thiệt hại từ các cuộc tấn công.

Tăng cơ hội xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm

Theo Searchmetrics, 70% các yếu tố SEO liên quan đến hiệu suất website. Tăng tốc độ tải trang và cải thiện hiệu suất website thông qua CDN cũng có thể cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, giúp tạo cơ hội thu hút khách hàng thông qua việc tìm kiếm trên internet và tăng doanh thu cho đơn vị.

VNCDN - Giải pháp toàn diện cho các nền tảng thương mại điện tử

Giải pháp VNCDN là giải pháp CDN hàng đầu tại Châu Á hiện nay, được phát triển bởi Công ty Cổ phần VNETWORK, giúp đảm bảo tốc độ truyền tải nội dung nhanh và tỷ lệ uptime lên đến 99,9% cho trang web/ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp. Với công nghệ CDN tiên tiến, VNCDN giúp tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời giảm chi phí vận hành hệ thống cũng như bảo vệ thông tin trên website.

Sở hữu hệ thống hạ tầng lớn mạnh với máy chủ chuẩn NVMe+, SSD

VNETWORK sở hữu hệ thống hạ tầng mạnh mẽ với hơn 280 điểm POP (Point of Presence) tại 33 quốc gia trên toàn cầu, được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về độ tin cậy, bảo mật và hiệu suất. Băng thông uplink quốc tế lên đến 57 Tbps giúp giải pháp VNCDN của VNETWORK cung cấp dịch vụ truyền tải chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới.

Hệ thống hạ tầng của VNETWORK được mở rộng tại các trung tâm dữ liệu hàng đầu và đạt chuẩn tier 3 trên khắp Việt Nam như Viettel, FPT, VNPT, và Mobifone. Tổng băng thông uplink trong nước lên đến 10 Tbps, hệ thống VNCDN có khả năng phục vụ đồng thời hơn 5 triệu người dùng và xử lý thành công hơn 8 tỷ requests mỗi ngày.

Bên cạnh đó, VNCDN sử dụng máy chủ chuẩn NVMe+, SSD để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu và nâng cao hiệu suất của trang web. Máy chủ chuẩn NVMe để kết nối với cổng PCIe (Peripheral Component Interconnect Express) trên mainboard. So với máy chủ chuẩn SATA, máy chủ chuẩn NVMe+, SSD có tốc độ đọc và ghi nhanh hơn từ 3 đến 6 lần, do đó giảm thời gian tải trang web và tăng trải nghiệm người dùng. Mang đến khả năng truyền tải nội dung với độ trễ thấp trên toàn cầu (low latency streaming).

Công nghệ thông minh với giao thức HTTP/3 và tính năng Origin Shield

Việc hỗ trợ giao thức HTTP/3 cung cấp nhiều cải tiến đáng kể về tính năng, giúp tăng trải nghiệm người dùng trên mọi thiết bị. Giao thức được xây dựng dựa trên QUIC, mang đến khả năng bảo mật cao hơn so với TCP, giao thức cơ bản cho HTTP/2. QUIC cung cấp các tính năng như 0-RTT, giúp giảm thời gian thiết lập kết nối và mã hóa tích hợp, đảm bảo dữ liệu được bảo vệ trong suốt quá trình truyền tải.

Bên cạnh đó, VNCDN còn trang bị tính năng Origin Shield giúp phân phối nội dung lưu trữ một cách thông minh, giảm áp lực lên máy chủ gốc và tối ưu hóa lưu lượng truy cập, từ đó cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống CDN.

Tất cả những công nghệ này đã tạo ra một giải pháp VNCDN thông minh, linh hoạt, và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ việc sử dụng CDN của VNETWORK.

Giám sát và hỗ trợ 24/07

Không chỉ tăng cường hiệu suất và độ tin cậy cho website, VNETWORK còn đặc biệt chú trọng đến khả năng ứng cứu trong tình huống khẩn cấp cho doanh nghiệp. Đội ngũ SOC của VNETWORK với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên toàn cầu hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố xâm nhập hoặc tấn công, giúp giảm thiểu thiệt hại tối đa. Khả năng phản ứng nhanh và năng lực chuyên sâu là hai yếu tố quan trọng giúp đội ngũ SOC của VNETWORK bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro an ninh mạng hiệu quả.

Lời kết

Với những ưu điểm vượt trội trên, VNCDN là một giải pháp CDN hiệu quả và đáng tin cậy dành cho các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay. Liên hệ ngay hotline: (028) 7306 8789 hoặc contact@vnetwork để để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm gói 7 ngày dùng thử với ưu đãi 1TB của VNCDN.